|
Sogun
|
Age : 33
Registration date : 04/10/2008
Tổng số bài gửi : 536
Đến từ : Vũng Tàu
|
Tiêu đề: (Teen) Con nít đi bar, uống rượu - Phải điều chỉnh lối sống bằng Luật
|
|
|
|
Nếu tệ trạng này không sớm được chấn chỉnh, ngăn chặn, e rằng mai này người lớn trở tay không kịp với những hệ lụy khôn lường để lại từ rượu bia trong thế hệ kế thừa...
Công bằng mà nói, chuyện đi bar uống bia, nhảy nhót, "gái gú" hay ra lề đường ngồi uống rượu, hút thuốc, đua xe chỉ mới xuất hiện trong một bộ phận thiếu niên.
Tuy nhiên, với tốc độ "lây lan" của thói quen xấu cộng với tâm lý dễ bị ảnh hưởng của thanh niếu niên thì tệ trạng đó đang dần trở thành một vấn nạn đáng để lo ngại.
Đạo đức xuống cấp
Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM nhận định một trong những nguyên nhân khiến đám trẻ sa vào ăn nhậu là do người lớn. Ông Đằng cho rằng nhiều nấc thang đạo đức trong xã hội đang bị xuống cấp, đến mức không ai còn thấy e ngại, nhiều người còn xem chuyện ăn nhậu là "lẽ sống" ở đời.
Khi trời chưa tắt nắng các "nhóc" đã... nhậu - Ảnh: L.A.Đ
Không chỉ dân thường, cả cán bộ, công chức, đảng viên... cứ hết giờ làm là kéo nhau đi nhậu, gặp nhau là nhậu, không gặp nhau thì hẹn để gặp nhau, nhậu "chết sống", nhậu không say không về...
Nhiều người nhậu đến mức sáng ra đi làm còn nghe mùi rượu. "Như vậy thì tinh thần, sức khỏe đâu để làm việc? Cha mẹ như vậy thì làm sao dạy bảo con cái cho được?", ông Đằng nói.
Ông Đằng đề nghị các cơ quan nhà nước phải có cái nhìn nghiêm túc và trách nhiệm hơn về "chuyện nhậu" hiện nay để có những biện pháp cứng rắn nhằm chấn chỉnh bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của nhiều thế hệ.
Còn hiện nay, với những quy định đang có, các cơ quan chức năng cần triển khai thực hiện nghiêm túc, nhất là cảnh sát giao thông cần phải tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, từ đó xử lý triệt để những ai vi phạm.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban tuyên truyền, Hội Luật gia TP.HCM cũng cho rằng đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. "Thấy trẻ em uống rượu là tôi rất khó chịu. Bản thân tôi cũng đã chứng kiến nhiều sự việc các em đánh nhau luôn trước quán, cũng chỉ vì bia rượu, không làm chủ được hành vi của mình".
Theo luật sư Hậu, nguyên nhân khiến tình trạng trẻ vị thành niên uống bia rượu đang có xu hướng gia tăng là do xã hội đang phát triển, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, có khi các em cảm thấy uống rượu bia đang là mốt thời thượng. Trong khi, việc tuyên truyền để trẻ không nên uống bia rượu còn thiếu và yếu.
Ngoài ra, trường học, các tổ chức đoàn hội chưa có nhiều biện pháp can thiệp, ngăn ngừa; các cơ quan nhà nước còn xử phạt nhẹ với các cơ sở kinh doanh bia rượu...
Luật sư Hậu dẫn chứng: "Theo quy định, rượu bia là ngành nghề hạn chế kinh doanh. Với trẻ em vị thành niên, việc bán rượu bia có nồng độ trên 14 độ là bị cấm. Tôi nói bị cấm chứ không phải hạn chế. Tuy nhiên, mức xử phạt 500.000 đồng cho việc này là quá nhẹ. Người ta sẵn sàng nộp phạt bởi bán được một chai rượu đã lời quá nhiều rồi. Trong khi tại nước ngoài, nếu bị phát hiện bán bia rượu cho trẻ vị thành niên là sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí truy tố hình sự".
Phải có luật để giám sát
Tháng 4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 40 quy định khá chi tiết về sản xuất và kinh doanh rượu, trong đó cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi. Cũng theo nghị định này, Bộ Công thương có trách nhiệm quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sản xuất rượu, giấy phép sản xuất rượu thủ công, giấy phép kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn, giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu...
Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình vẫn chưa có gì xoay chuyển, bằng chứng là việc mua bán rượu vẫn tràn lan, tự do, việc trẻ dưới 18 tuổi mua rượu, uống rượu không gặp một trở ngại nào. Còn bia thì mua cả "xe tải" cũng chẳng ai quan tâm.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi theo Nghị định 40 sẽ khó khả thi vì không có lực lượng kiểm tra, thiếu cơ chế giám sát.
Có lẽ vì "khó khả thi" nên mới đây Bộ Y tế đã tổ chức khởi thảo một chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của bia rượu, dự kiến trình Chính phủ ban hành vào giữa năm 2009.
Theo đó, chính sách này sẽ tác động đến nguồn cung rượu bia (lượng sản phẩm, chất lượng), nhu cầu sử dụng, giới hạn độ tuổi được phép sử dụng, mở rộng các địa điểm cấm bán bia rượu... và giảm tác hại bằng điều trị cai nghiện.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng cần phải có hẳn luật phòng chống lạm dụng rượu bia thuốc lá, trong đó quy định số chai bia, rượu mỗi người được uống, tuổi uống bia, uống rượu... và điều quan trọng là có hình thức xử lý thật nghiêm những ai vi phạm.
Theo bà Hoài Thu, việc mua bán rượu bia, thuốc lá tại Việt Nam lâu nay quá dễ dãi trong khi tác hại do những thứ này gây ra thì quá tàn khốc.
Hiện nay mỗi năm, chi phí cho việc uống rượu bia lên hơn 6.000 tỉ đồng cùng những khoản chi khổng lồ khác cho điều trị bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... Đó là con số khủng khiếp, chưa kể những hệ lụy khác do bia rượu gây ra như giảm năng suất lao động, phạm pháp, băng hoại đạo đức, hủy hoại tương lai...
Nghiên cứu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trước đây cho thấy rượu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực và tan vỡ gia đình.
Theo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, mười năm trở lại đây, bệnh ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu đều tăng lên, trong khi những bệnh lý này trước đây rất hiếm ở VN. Nếu năm 2000 bệnh nhân tâm thần có liên quan đến lạm dụng rượu chiếm 4,4% tổng số bệnh nhân tâm thần thì năm 2004 con số này là 7,03%.
Trong khi đó, theo ngành y khoa có tới 11 chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến rượu bia: viêm gan, viêm tụy, tổn thương não, đột quỵå, ung thư, viêm dạ dày, tim mạch... Những thông tin này đều khá phổ biến, nhưng hầu hết các tay ăn nhậu không sợ, lại còn cổ xúy cho bọn trẻ "cứ nhậu"!
Trích:
Khảo sát của một cơ quan chức năng TP.HCM về nghiện rượu, thuốc lá và các yếu tố tâm lý xã hội trên gần 2.500 người từ 16 - 64 tuổi vào năm 2006 cho thấy: Nhóm sống chung với cha từ nhỏ có tỷ lệ nghiện rượu, bia là 28,2%, nhóm thiếu sự gắn bó một phần hoặc hoàn toàn với cha là 39,2% và 42,2%. Nhóm sống chung với mẹ từ nhỏ có tỷ lệ nghiện rượu, bia là 28,7%. Nhóm thiếu sự gắn bó một phần hoặc hoàn toàn với mẹ là 43,8% và 41,7%. |
Trích:
Có 31,8% nữ và 32,3% nam cho rằng rượu, bia có ích khi người ta thấy chán nản; 29,5% nữ và 36% nam cho rằng rượu, bia có ích khi người ta muốn thư giãn. Giải thích cho việc uống rượu, bia có 52,25% cho rằng để giải trí, giết thời gian; 81,8% uống để giao tiếp; 33,6% uống để củng cố sức khỏe và 24,5% uống để giải sầu, quên chuyện buồn hoặc khó khăn.
|
|
|
|
|
|
|
Thông điệp:
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick Yahoo bạn bè!
|
|
| |